TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

09/10/2023

Cơ hội kinh doanh của ngành bán lẻ tại Việt Nam năm 2023

Mục lục bài viết:

    Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế, ngành bán lẻ Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Năm 2022, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài đã tích cực nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như tăng quy mô và mở rộng thị phần...

    Theo nhận định của các chuyên gia, về cơ bản xu hướng phát triển của ngành bán lẻ trong năm 2023 và các năm tới vẫn dựa trên những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch và sự áp dụng số hóa trên diện rộng toàn ngành. Những thay đổi gần đây của ngành bán lẻ, từ hành vi mua hàng, công nghệ, mô hình lao động, sự kết hợp các kênh bán hàng đến sự hình thành mô hình kinh doanh khác nhau dưới tác động của Covid-19, tạo nên diện mạo mới cho ngành bán lẻ với những trải nghiệm mua sắm mới và cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.

    Thị trường bán lẻ Việt Nam sôi động mở ra nhiều cơ hội kinh doanh 

    Đánh giá của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2022, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng. Mặc dù thị trường hàng hóa trong nước chịu tác động của thị trường thế giới, giá một số hàng hóa có xu hướng tăng theo giá hàng hóa thế giới, tuy nhiên thị trường trong nước nhìn chung đã có sự phục hồi đáng kể sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch. Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn và có tương đối không ít cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng như nước ngoài.


    Có thể nói, thị trường bán lẻ trong những tháng cuối năm ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi mà nền kinh tế đang có sự phục hồi và phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2022 ước đạt 514,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9%.

    Thực tế trong cả năm 2022, tại các thành phố lớn đang xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp bán lẻ mở mới hoặc tăng số lượng cửa hàng. Phân khúc bình dân phục vụ nhu cầu đại chúng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đồ gia dụng, dịch vụ sức khỏe, ăn uống đều hoạt động tốt và đang tiếp tục mở rộng. Càng về cuối năm, sức nóng của tiêu dùng nội địa lại ngày một tăng, với cuộc cạnh tranh sôi nổi về độ phủ của hàng loạt tên tuổi ngành bán lẻ, bằng cách nhượng quyền hoặc tối ưu hóa hệ sinh thái kinh doanh.

    Thị trường bán lẻ với nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam

    "Có thể ví 2 năm đại dịch như giai đoạn nghiên cứu thị trường và năm nay chính là thời điểm chín muồi để các thương hiệu bán lẻ tung ra các kế hoạch mở rộng cũng như bứt phá trong cuộc đua", bà Trang Đỗ, Trưởng phòng Dịch vụ bán lẻ, Colliers Việt Nam, nhận định.

    Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đa quốc gia cho rằng thói quen tiêu dùng của người Việt đang dần thay đổi khi họ chuyển sang mua sắm cùng tại một địa điểm thay vì đến các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ mang lại cho họ nhiều cơ hội kinh doanh hơn nhờ vào sự gia tăng hiện đại hóa các trải nghiệm mua sắm.

    Có thể thấy trong năm 2022 và sang năm 2023, cuộc đua giành thị phần thị trường bán lẻ luôn sôi động và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng ngành bán lẻ của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và được rất nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế quan tâm đầu tư. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không chủ động hội nhập, có chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài thì sẽ mất vị thế của mình ngay trên sân nhà. Đặc biệt xu hướng chuyển đổi trong ngành bán lẻ Việt Nam giai đoạn sau đại dịch có nhiều thay đổi. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp không chỉ mở rộng quy mô bao phủ mà cần phải đầu tư phát triển mô hình đa kênh để phù hợp với xu thế hiện nay.

    Xu hướng và cơ hội mới cho năm 2023 

    Báo cáo của NielsenIQ nhận định tại Việt Nam, kênh truyền thống vẫn là kênh bán lẻ chính và chiếm tới hơn 80% thị phần sản lượng doanh thu, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng tăng trưởng của khu vực và thế giới, giá trị doanh thu của kênh truyền thống tại Việt Nam giảm mạnh (giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước).

    Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9%.

    Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đặc biệt ở các kênh mua sắm hiện đại, đặc biệt là cửa hàng tiện lợi mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó, là một trong những đất nước Đông Nam Á với nền kinh tế số phát triển nhanh nhất (36%), thương mại điện tử tại Việt Nam có tiềm năng phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 25%, theo Vietnam E-Commerce White Book 2022 xuất bản bởi Bộ Công Thương.

    Thương mại điện tử tại Việt Nam có nhiều tiềm năng về cơ hội kinh doanh 

    Khảo sát doanh nghiệp bán lẻ của Vietnam Report cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh vận hành các chuỗi bán lẻ hàng lâu bền cao hơn hẳn so với chuỗi hàng tiêu dùng nhanh. Bên cạnh đó, trong 5 chiến lược trọng tâm thời kỳ mới của các doanh nghiệp bán lẻ sau dịch, gần 80% doanh nghiệp bán lẻ cho rằng cần phải đa dạng hóa sản phẩm, nhà cung cấp và kiểm soát chất lượng đầu vào để đảm bảo hàng hóa cung ứng liên tục, tạo điều kiện mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho thị trường hấp dẫn này tại Việt Nam.

    Dưới áp lực tăng giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới, các doanh nghiệp không tự chủ được nguồn nguyên liệu sẽ chịu áp lực điều chỉnh lớn lên biên lợi nhuận. Một số doanh nghiệp có thể chủ động tăng giá bán để chuyển một phần áp lực chi phí sang phía khách hàng, giúp doanh thu tăng lên nhưng sẽ khiến biên lợi nhuận phần nào giảm thấp.

    Nhìn tổng quan, ngành bán lẻ năm 2023 nổi bật lên ba xu hướng chính. Đầu tiên, bán hàng trực tuyến trên các kênh truyền thông xã hội (social commerce) sẽ bùng nổ. Khi người tiêu dùng sẽ đọc và xem nhiều hơn các đánh giá, đặc biệt từ các KOLs, từ những người có ảnh hưởng (influencers), các doanh nghiệp bán lẻ sẽ phát triển nhiều hơn các hình thức thuê hoặc tặng sản phẩm cho các reviewer, KOLs, influencers làm video hoặc bài đánh giá, unbox sản phẩm hoặc livestream bán hàng trên kênh mạng xã hội của họ.

    Tiếp theo là quá trình cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng để tăng tính tương thích giữa sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Để có thể hiểu người tiêu dùng nhiều hơn, 69,2% số doanh nghiệp bán lẻ tham gia khảo sát của Vietnam Report dự kiến tăng chi cho marketing nói chung. Trong đó, hơn 2/3 số doanh nghiệp cho biết rằng, sẽ phân bổ tập trung cho các hạng mục marketing liên quan đến quản trị quan hệ khách hàng và trải nghiệm khách hàng. Điều này góp phần gia tặng nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả thông qua việc am hiểu thị hiếu khách hàng.

    Cuối cùng, bán hàng đa kênh tiếp tục nở rộ nhờ ưu điểm làm tăng trải nghiệm mua sắm liền mạch không gián đoạn cho người tiêu dùng. Sự kết hợp của các cửa hàng bán lẻ vật lý, công nghệ bán lẻ và nền tảng thương mại điện tử sẽ trở thành những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển đa kênh, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh đột phá của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.

    Cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ khi đẩy mạnh chiến lược thấu hiểu người tiêu dùng

    Cùng với việc tăng trải nghiệm mua sắm, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có thêm lợi thế là thấu hiểu hơn người tiêu dùng trong nước. Và yếu tố này cần được chuyển hóa, biến thành những chương trình thiết thực để mở rộng hơn nữa nhiều cơ hội kinh doanh tại Việt Nam cũng như quốc tế.


    Đi đầu trong chiến lược hành động để thấu hiểu người tiêu dùng, không thể không nhắc đến “ông lớn” trong ngành tiêu dùng nhanh – Masan Consumer (một công ty thành viên của Tập đoàn Masan). Đơn vị dự kiến san sẻ 50% chi phí marketing cho digital, xây dựng trung tâm thấu hiểu người dùng, đầu tư “có chiều sâu” cho các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Đặc biệt, kế hoạch sẽ xây dựng 5 trung tâm thấu hiểu người tiêu dùng và cải tiến trên khắp Việt Nam để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng, từ đó phát triển sản phẩm phù hợp.

    Không chỉ chuẩn hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, Masan Consumer mà còn hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nước ngoài và khẩu vị của người dân nơi đây. Minh chứng là sự đón nhận tích cực của người dân Nhật Bản và Hàn Quốc dành cho bộ sản phẩm gia vị CHIN-SU, phở CHIN-SU mà đơn vị này đã mang đến hai thị trường nổi tiếng có tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt bậc nhất thế giới.

    Tích hợp nhiều tiện ích hiện đại cho nền tảng tiêu dùng - bán lẻ

    Thấu hiểu nhu cầu khách hàng và nắm bắt hành vị mua sắm của người tiêu dùng luôn thay đổi là mục tiêu quan trọng của các nhà bán lẻ và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Cùng với những kênh bán hàng truyền thống, các đơn vị này cần khẩn trương chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, khai thác sâu các kênh bán hàng trực tuyến, tích hợp đa kênh phương tiện trong thương mại điện tử.

    Masan – nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam đã điều chỉnh cách thức bán hàng để phù hợp với hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh chóng ở khu vực thành thị, và sự tăng trưởng của kênh thương mại hiện đại (MT)và thương mại điện tử. Công ty dự kiến sẽ tăng tỷ trọng doanh thu từ kênh MT và thương mại điện tử từ 40% lên 60% vào cuối năm 2025. Đồng thời, Masan sẽ ra mắt các kênh phân phối mới để tiếp cận người tiêu dùng mua sắm trên đa kênh.

    Cùng với đó, để tăng trải nghiệm người dùng, đơn vị này đã tích hợp dịch vụ tài chính vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ thông qua nhiều chương trình mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Hiện khách hàng thân thiết của WinMart và WinMart+ sử dụng thẻ Techcombank nhận được nhiều ưu đãi như: hoàn tiền 3% đơn hàng, thanh toán chỉ bằng một chạm, không tiếp xúc. 

    Chương trình Hội viên WIN triển khai trên toàn hệ thống hơn 3.500 cửa hàng siêu thị WinMart/ WinMart+ cũng đã thu hút người tiêu dùng với kết quả đạt được 5,7 triệu hội viên đăng ký chỉ sau hơn 6 tháng triển khai. Hội viên WIN mua sắm tại hệ thống này được giảm 20% toàn bộ ản phẩm MEATDeli, WinEco, cùng với danh mục hàng trăm sản phẩm thiết yếu được giảm giá.

    Nhìn chung, sự phục hồi chung của nền kinh tế đã thúc đẩy ngành bán lẻ tăng trưởng trở lại, các doanh nghiệp hiểu thế mạnh cốt lõi của mình đã có những chiến lược, sáng kiến đổi mới thu về kết quả ban đầu khả quan. Masan – doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ hàng đầu Việt Nam cũng đã ghi nhận những kết quả hoạt động kinh doanh tích cực trong quý 2 năm 2023, hứa hẹn nhiều điểm sáng tích cực trong  nửa cuối năm nay.


    Tin liên quan

    Tin đầu tư tại Việt Nam

    Đầu tư tại Việt Nam: Các ngành tiềm năng trong 2023

    07/11/2023

    Tin đầu tư tại Việt Nam

    Tương lai đầy hứa hẹn cho các Quỹ đầu tư khi tham gia vào thị trường Việt Nam

    08/10/2023

    Tin đầu tư tại Việt Nam

    Thương mại hiện đại và triển vọng tiêu dùng tại Việt Nam

    25/09/2023

    Tin đầu tư tại Việt Nam

    Top 10 Xu hướng Công nghệ Tiêu dùng năm 2023

    25/09/2023

    Tin đầu tư tại Việt Nam

    Cơ hội đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo: Việt Nam như ngôi sao đang lên

    17/09/2023

    Tin đầu tư tại Việt Nam

    Các ngành triển vọng đầu tư tại Việt Nam

    10/09/2023

    Mục lục bài viết:

    Mục lục bài viết: