Khi các công nghệ mới đã xuất hiện và không ngừng thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, việc bắt kịp những xu hướng công nghệ tiêu dùng mới nhất trên toàn cầu trở thành nhu cầu cần thiết không của riêng ai. Hãy cùng khám phá danh sách 10 xu hướng công nghệ tiêu dùng hàng đầu trong năm 2023, được cho là sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
“Cơn bão” mới của Trí tuệ Nhân tạo
Nhiều ứng dụng của Trí tuệ Nhân tạo (AI) như ChatGPT đã mang lại cho người dùng các kết quả chính xác và hiệu quả hơn. Bằng cách giảm chi phí và tiết kiệm thời gian, việc áp dụng AI có khả năng làm thay đổi phương thức chúng ta vẫn sống và làm việc trên nhiều khía cạnh. Trong các doanh nghiệp bán lẻ - tiêu dùng, các công cụ dịch vụ khách hàng AI như chatbot hoặc trợ lý ảo có khả năng tương tác ngay lập tức với khách hàng để giải quyết các vấn đề thường xuyên, đồng thời giải phóng nguồn nhân lực con người để xử lý các nhiệm vụ phức tạp hơn.
Một ví dụ là việc sử dụng AI để hiểu rõ thông tin của khách hàng như WinCommerce, một công ty thành viên của Tập đoàn Masan của Việt Nam đã thực hiện với các cửa hàng WinMart, WIN và WinMart+ của họ. Công ty Cổ phần Supra chuyên về logistics đã tận dụng chuỗi cung ứng của WinCommerce bằng cách giao rau củ của WinEco đến tất cả chuỗi các cửa hàng của WinCommerce trong vòng 24 giờ kể từ khi thu hoạch tại các trang trại, nhằm duy trì độ tươi ngon và dinh dưỡng ở mức cao nhất. Bên cạnh WinCommerce, Tập đoàn Masan cũng tập trung vào các công nghệ cao như AI và Học máy trong các lĩnh vực kinh doanh khác trong hệ sinh thái của mình.
Sự phát triển của công nghệ mới trong ngành y tế
Công nghệ kỹ thuật cao hiện nay đã không còn bị cô lập khỏi các lĩnh vực kinh doanh khác nữa; trên thực tế, nó đã trở thành lợi thế đổi mới tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp. Ngay cả trong các ngành đặc thù và quan trọng như lĩnh vực y tế, sự phát triển đa dạng của các công nghệ y tế mới, từ đặt hẹn y tế từ xa đến các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân, đã cho phép người tiêu dùng bảo vệ sức khỏe của họ một cách chủ động.
Một khía cạnh khác của công nghệ cao trong lĩnh vực y tế là giải quyết các vấn đề về tâm lý trong cuộc sống hiện đại khi chăm sóc đời sống tinh thần của con người một cách tiện lợi hơn so với việc đến gặp bác sĩ trực tiếp. Các ứng dụng y tế trên điện thoại di động ngày một nhiều hơn, hồ sơ sức khỏe điện tử, thiết bị đeo và chẩn đoán hỗ trợ bằng Trí tuệ Nhân tạo… cũng dần trở nên phổ biến với bệnh nhân trên khắp thế giới.
Sự cần thiết của an ninh mạng
Theo PurpleSec, một công ty an ninh mạng do các chuyên gia giàu kinh nghiệm sáng lập và điều hành tại Mỹ, chi phí hàng năm của các doanh nghiệp dành cho an ninh mạng đã tăng 22,7% kể từ năm 2021, với chi phí trung bình liên quan đến việc xử lý vi phạm dữ liệu trong các doanh nghiệp nhỏ riêng lẻ dao động từ 120.000 đến 1,24 triệu Đô la vào năm 2023. Mặc dù các công ty đã đầu tư tài nguyên vào việc bảo vệ cơ sở hạ tầng, mạng lưới, ứng dụng hoặc các thiết bị Internet Vạn Vật (IoT); việc nâng cao cảnh giác với bất kỳ mối đe dọa mới nào là điều cần thiết để đối phó với các cuộc tấn công mạng trong tương lai.
Do đó, an ninh mạng đã trở nên quan trọng cấp thiết đối với các ngành kinh doanh mới sử dụng các công nghệ cao như lưu trữ đám mây và IoT để tạo ra nhiều nền tảng không dây và kỹ thuật số từ truyền thông đến FinTech. Tại Việt Nam, Mobicast (Wintel), công ty viễn thông thuộc Tập đoàn Masan, đã bắt đầu thu hút khách hàng thông qua hệ sinh thái khách hàng quen thuộc của WinCommerce. Bằng cách tận dụng IoT, Mobicast đã đặt mục tiêu tập trung cung cấp dịch vụ và dữ liệu di động, thay cho cước cuộc gọi và SMS truyền thống.
Công nghệ được cá nhân hóa cho khách hàng
Công nghệ được cá nhân hóa đã làm thay đổi cách các doanh nghiệp phục vụ các nhu cầu và sở thích riêng biệt của khách hàng. Bằng cách tận dụng khoa học phân tích dữ liệu và các giải pháp phần mềm tiên tiến, các công ty hiện nay có thể cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa mà trước đây chưa từng có. Với sự giúp sức của dữ liệu khách hàng, các công ty có thể tạo ra các giải pháp tùy chỉnh để giải quyết các vấn đề cụ thể và mang lại các giá trị hiệu quả. Bằng cách đón nhận công nghệ cá nhân hóa, tổ chức có thể xây dựng mối kết nối mạnh mẽ với khách hàng, tạo sự gắn kết và cuối cùng thúc đẩy doanh số phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
Masan Consumer, một công ty con của Tập đoàn Masan, đã đưa việc lấy khách hàng làm trung tâm bằng việc thành lập Trung tâm Trải nghiệm Khách hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực đô thị sôi động nhất tại Việt Nam. Các Trung tâm Trải nghiệm Khách hàng tại đây và 4 tỉnh/thành khác được kỳ vọng sẽ trở thành một nền tảng thu thập phản hồi của khách hàng theo thời gian thực, cho phép Masan Consumer thu thập thông tin quý báu và điều chỉnh sản phẩm FMCG tương ứng.
Vũ trụ ảo cho khách hàng thực
Metaverse đại diện cho một vũ trụ ảo, nơi mọi người có thể tương tác với nhau và nội dung kỹ thuật số trong không gian chung. Do đó, người tiêu dùng có thể đắm chìm trong môi trường ảo, giao tiếp, mua sắm, làm việc và khám phá vô số khả năng. Cho dù đó là trò chơi, sự kiện ảo, hay thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể tương tác với những công nghệ này để tận hưởng một thế giới kỹ thuật số kết nối, sôi động và tương tác hơn.
Sự cách ly xã hội do đại dịch COVID-19 đã là thời kỳ mà metaverse đã bước lên một tầm cao mới khi mọi người phải giao tiếp và thực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến. Việt Nam là một trong những quốc gia đã vượt qua đại dịch với ít tổn thất nhất, bao gồm duy trì các nhu cầu thiết yếu cho gần 100 triệu người dân Việt. WinCommerce, thuộc sở hữu của Tập đoàn Masan, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo việc giao hàng thuận lợi các mặt hàng thiết yếu đến người tiêu dùng trong thời gian khó khăn đó. Thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng 25% vào năm 2022, đạt hơn 20 tỷ đô la Mỹ, theo Tổng Cục Thống kê. Những con số ấn tượng này đã cho thấy tiềm năng cao của các ngành công nghiệp liên quan đến thương mại điện tử, bao gồm thanh toán, ngân hàng, giao nhận hàng và logistics để phát triển trong tương lai.
Ô tô công nghệ cao
Bằng cách cung cấp các tính năng và các công nghệ tiên tiến cho phép tái xác định trải nghiệm lái xe, điều mà chưa từng có trươc đây, những chiếc xe công nghệ cao đã trở thành xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp ô tô. Thương hiệu nổi tiếng nhất Tesla đã cung cấp các tính năng xuất sắc, bao gồm khả năng đi xa, tăng tốc nhanh chóng và các chức năng tự lái tiên tiến. Với thiết kế đẹp mắt và không gian nội thất rộng rãi, các mẫu xe Tesla mang lại trải nghiệm lái xe sành điệu cho người tiêu dùng của họ.
Các ô tô công nghệ cao cũng nổi tiếng với tính bền vững khi được tích hợp với mạng lưới trạm sạc, cho phép di chuyển xa thuận tiện mà không phát thải. Nhờ sự đổi mới trong việc sạc nhanh như Nyobolt, một công ty có trụ sở tại Anh Quốc được góp vốn bởi Tập đoàn Masan (Việt Nam), đã sử dụng công nghệ cao từ vật liệu volfram trong pin sạc ô tô điện. Với tầm hoạt động của pin là 155 dặm (250 km), sáng chế của Nyobolt cho phép công ty cung cấp một "phương tiện giao thông chạy bằng điện (EV) linh hoạt, hiệu quả hơn với chi phí ban đầu nhỏ hơn, chi phí vận hành thấp hơn và ít sử dụng nguyên liệu hiếm ở dạng thô hơn." Theo công ty, với khối lượng khoảng hơn 1 tấn, pin sạc 35kWh có thể hoàn toàn sạc đầy trong ít hơn sáu phút, gấp đôi tốc độ sạc nhanh nhất hiện nay trên thị trường.
Công nghệ có tính bền vững
Cùng với những tiến bộ mới nhất, công nghệ có tính bền vững nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, bảo tồn tài nguyên và thúc đẩy một tương lai bền vững. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực như năng lượng, giao thông, nông nghiệp và quản lý chất thải, cùng với việc thúc đẩy phát triển cộng đồng.
Tại Việt Nam, Masan High-Tech Materials (MHT), một công ty thành viên của Tập đoàn Masan, là một ví dụ về một công ty cam kết phát triển bền vững thông qua nhiều hoạt động đa dạng tại Đại Từ, Thái Nguyên. Qua sự hợp tác với cộng đồng địa phương, MHT tập trung vào việc cung cấp và sản xuất có trách nhiệm các vật liệu công nghệ cao, chủ yếu là volfram, trong khi giảm thiểu tác động đối với môi trường. Công ty đã đầu tư vào các công nghệ tiên tiến để sản xuất hiệu quả với việc giảm tiêu thụ năng lượng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững. Từ khi mỏ đa kim, phần lớn là vonfram Núi Pháo bắt đầu được khai thác, MHT đã trồng hàng chục hécta cây keo theo chương trình phục hồi và tái tạo môi trường như nỗ lực của doanh nghiệp trong việc giảm tác động của ô nhiễm từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản cũng như hấp thụ khí CO2. Trong một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, các công ty có trách nhiệm như MHT đã được xem xét là các ví dụ nổi bật trong ngành công nghiệp sản xuất.
Khoa học dữ liệu trong kinh doanh
Ngày nay, khoa học dữ liệu đã đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh, cho phép các công ty trích xuất thông tin quý báu từ lượng dữ liệu lớn sau đó đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Tập trung vào kỹ thuật khoa học dữ liệu, doanh nghiệp có thể hiểu được hành vi của khách hàng, tối ưu hóa hoạt động và gia tăng lợi nhuận. Từ phân tích dự đoán đến các thuật toán học máy (ML), lĩnh vực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban khác như R&D và Marketing để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng.
Tại Việt Nam, WinCommerce, một doanh nghiệp bán lẻ với hơn 3.500 siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc, đã triển khai sức mạnh của khoa học dữ liệu trong chương trình khách hàng thân thiết của họ có tên Hội viên WIN. Chỉ trong vài phút, một người tiêu dùng có thể trở thành Hội viên WIN và được trải nghiệm một hành trình khách hàng được cá nhân hóa. Chương trình khách hàng thân thiết bao gồm phân tích dữ liệu khách hàng, chẳng hạn như lịch sử, sở thích, thói quen mua sắm và thông tin nhân khẩu học. Nhờ đó, WinCommerce có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và sự giữ chân khách hàng. Số lượng hội viên WIN đã tăng nhanh chóng, đạt trên 6 triệu vào tháng 8 năm 2023, nhờ trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng và chương trình khuyến mãi độc quyền như giảm 20% cho mỗi lần mua sản phẩm MEATDeli và WinEco. Chương trình hội viên WIN cũng cho phép công ty theo dõi dịch vụ khách hàng bằng cách phân tích phản hồi và xử lý vấn đề một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Blockchain
Sau những sóng gió trong những năm gần đây, công nghệ blockchain đã thu hút sự chú ý và được cho là sẽ tiếp tục phát triển và biến đổi nhanh chóng vào năm 2023. Blockchain, không chỉ liên quan đến tiền điện tử như Bitcoin, mà còn là việc ứng dụng của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, y tế, an ninh mạng và quản trị. Năm 2023 có khả năng sẽ là một năm chuyển đổi nơi có nhiều người và doanh nghiệp sẽ chuyển hướng tích hợp các công nghệ Web3 như blockchain để tận dụng các lợi ích của chúng.
Trong số đó, Tài chính phi tập trung (DeFi) liên quan đến việc giữ tiền trong một ví điện tử hoặc sổ cái an toàn thông qua hợp đồng thông minh thay vì trả phí hoặc thuê dịch vụ từ các trung gian. Sự đổi mới này cũng cải thiện tính minh bạch và tin tưởng giữa các bên, trong khi loại bỏ bất kỳ chi phí và thời gian không cần thiết. Ngoài ra, hệ thống thanh toán blockchain và tiền điện tử có thể ghi lại và giao dịch trong giữa các hệ thống mạng và giữa các công ty với khách hàng của họ. Sẽ có một sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu về công nghệ blockchain để giúp xây dựng các ứng dụng mạnh mẽ để thực hiện các giao dịch an toàn, phát triển các tính năng tiên tiến như định danh Know Your Customer (KYC).
Robot gia đình
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, học máy và công nghệ cảm biến, robot ngày càng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong gia đình. Robot hút bụi, chẳng hạn như dòng sản phẩm có tiếng Roomba, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Những thiết bị này tự động di chuyển, làm sạch sàn và thảm một cách hiệu quả. Người tiêu dùng có thể kỳ vọng đến các mẫu robot tiên tiến hơn có tích hợp khả năng lập bản đồ và nhận biết vật thể tốt hơn, từ đó cải thiện hiệu suất làm sạch.
Một lĩnh vực khác của robot gia đình có triển vọng lớn là trợ lý cá nhân ảo với một số thương hiệu phổ biến như Alexa của Amazon và Google Assistant. Tại Việt Nam, cũng có các nhà cung cấp quan trọng như Kiki của Zalo hoặc Agent Foundry, một nền tảng chung giữa Trusting Social, một công ty thành viên của Tập đoàn Masan và Microsoft. Các thiết bị này cho phép điều khiển nhiều công việc bằng giọng nói, từ việc phát nhạc đến quản lý các thiết bị thông minh khác trong nhà. Các robot trợ lý cá nhân sẽ được nâng cấp lên các phiên bản tốt hơn, tích hợp công nghệ nhận diện giọng nói tiên tiến, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hiểu biết ngữ cảnh tốt hơn.