TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

15/04/2020

Khuyến nông dồn lực triển khai mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Mục lục bài viết:

    Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đẩy mạnh tái đàn chăn nuôi lợn, Trung tâm Khuyến nông Quốc tập trung xây dựng các mô hình chăn nuôi gắn an toàn sinh học.

    Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang đẩy mạnh tuyên truyền, cây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Nguyên Huân.

    Thực tế, ngay khi dịch tả lợn Châu Phi lần đầu xuất hiện tại Việt Nam tháng 2/2019, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã bắt đầu triển khai xây dựng hàng loạt mô hình chăn nuôi gắn với an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

    Hiện nay, việc tái đàn tái đàn chăn nuôi lợn đang được Bộ NN-PTNT và các địa phương đẩy mạnh triển khai. Tuy nhiên, do dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa có vắc xin nên Bộ NN-PTNT đặc biệt lưu ý, phải thực sự an toàn mới được phép tái đàn để tránh dịch bệnh bùng phát trở lại.

    Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc tái đàn khó khăn nhất hiện nay chính là thiếu con giống. Do dịch tả lợn Châu Phi làm thiệt hại khoảng 25% đàn nái tại khu vực chăn nuôi nông hộ. Bên cạnh đó, hầu hết doanh nghiệp hiện đều mở rộng quy mô chăn nuôi và tự nuôi lợn thịt thương phẩm, không bán giống ra ngoài nên việc tiếp cận con giống càng khó khăn, chưa kể giá cao

    Bà Hạ Thúy Hạnh cho biết, trước mắt Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ tăng cường truyền thông các mô hình chăn nuôi lợn hiệu quả, an toàn sinh học, tập trung vào các nhóm trang trại nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai và Nam Định.

    Tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật an toàn sinh học giúp nông dân tái đàn, tăng đàn khi trang trại đảm bảo an toàn sinh học. Tăng cường truyền thông một số sản phẩm chăn nuôi khác như gia cầm, thủy sản, đại gia súc nhằm chuyển đổi dần thói quen tiêu dùng thực phẩm của người dân.

    Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng sẽ tiến hành tham khảo một số địa phương để có chính sách hỗ trợ chăn nuôi đặc thù chia sẻ với bà con nông dân, như Nghệ An, Hà Nội, Đồng Nai,… đây là các tỉnh dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nhiều, có ngành chăn nuôi phát triển mạnh.

    Cũng theo bà Hạ Thúy Hạnh, giai đoạn tới, khi dịch Covid-19 được không chế hoàn toàn, bên cạnh các mô hình chăn nuôi gắn an toàn sinh học, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng sẽ đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ blockchain nhằm truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Xây dựng dự án xác định vật nuôi phù hợp nhất cho từng vùng sinh thái gắn với biến đổi khí hậu đến năm 2030.

    Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, lợn bản địa Mường Khương, lợn Mán, lợn Táp Lá, Lũng Cù,… Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn, hiệu quả gắn với doanh nghiệp, như ở Hà Nam gắn với Tập đoàn Masan, ở Nam Định gắn với Công ty Biển Đông…

    Các mô hình chăn nuôi gà của Khuyến nông năm 2020 số hộ tham gia tối thiểu phải đạt VietGAP 30%. Ảnh: Nguyên Huân.

    Điểm mới trong các mô hình năm nay ngoài việc đảm bảo an toàn sinh học đối với lợn còn yêu cầu phải đạt VietGAHP tối thiếu 30% số hộ tham gia với gà. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đang triển khai 19 dự án liên quan đến chăn nuôi an toàn sinh học, quy mô tại 3 tỉnh.

    Bộ NN-PTNT cũng đã phê duyệt danh mục dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2022, trong đó, xây dựng mô hình nuôi gà sinh sản (VCN/Z15xLP) theo VietGAHP. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà sinh sản (tạo ra từ gà VCN/Z15 với gà Lương Phượng) theo VietGAHP, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (H’Mông, Lạc Thủy, Mía lai gà ri...) theo VietGAHP tại Hoà Bình, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, vịt biển Thanh Hóa, Phú Yên, Quảng Trị.

    Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học tại Hà Nội. Xây dựng 12 mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý môi trường bằng đệm lót sinh học với quy mô 4.800 bò thịt. Phát triển mô hình chăn nuôi lợn thịt kết hợp xử lý chất thải để sản xuất phân hữu cơ.

    Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Hương, Hạ Lang và Táp Ná để nâng cao sinh kế cho đồng bào dân tộc miền Núi thực hiện tại Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2022. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt theo hướng hữu cơ.


    Tin liên quan

    Cập nhật

    Cảnh báo mạo danh Tập đoàn Masan tuyển dụng cộng tác viên nhằm chiếm đoạt tài sản

    05/05/2023

    Cập nhật

    Thương hiệu Việt được thị trường Nhật Bản quan tâm

    07/03/2023

    Cập nhật

    Thực khách trong ngoài nước háo hức thưởng thức phở cùng tương ớt CHIN-SU

    12/12/2022

    Cập nhật

    Pin vonfram của Nyobolt vào vòng chung kết giải thưởng Công nghệ của Financial Times

    24/11/2022

    Cập nhật

    CEO Masan lần đầu hé lộ lý do thâu tóm Phúc Long

    04/11/2022

    Cập nhật

    Bức tranh tiêu dùng thịt mát tại Trung Quốc có lặp lại ở Việt Nam?

    02/11/2022

    Mục lục bài viết:

    Mục lục bài viết: