TIN TỨC

Những thông tin đặc sắc về Tập đoàn Masan và thị trường

02/11/2022

Bức tranh tiêu dùng thịt mát tại Trung Quốc có lặp lại ở Việt Nam?

Mục lục bài viết:

    Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, từ 2022-2030, nhu cầu tiêu thụ thịt heo tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 3,1%/năm, ước đạt 3,4 triệu tấn, trong đó tỉ lệ tiêu thụ thịt mát được dự báo sẽ tăng mạnh nhờ yếu tố tiện lợi, chất lượng.

    Thịt mát MEATDeli chế biến theo công nghệ châu Âu.jpg

    Theo số liệu của Euromonitor được Công ty chứng khoán VNDirect dẫn lại, giá trị thị trường thịt các loại tại Việt Nam khoảng 12,5 tỷ USD vào năm 2021, trong đó thịt heo chiếm khoảng 49,7%, gia cầm 23,4% và thịt bò 21,7%. Theo nhiều chuyên gia, xu hướng tiêu dùng thịt tại Việt Nam sẽ tương đồng Trung Quốc.

    Tiêu thụ thịt mát tại Trung Quốc tăng gấp 4 lần

    Theo báo cáo của công ty chứng khoán DBS Vickers Hong Kong, trong giai đoạn 2008 đến 2015, tỷ lệ tiêu thụ thịt mát tại Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần từ mức 8% lên 34%.

    Mức tăng trưởng nhanh này phản ánh những thay đổi trong xu hướng tiêu thụ thịt heo của người dân: chuyển từ thịt nóng (thịt được giết mổ trong điều kiện nhiệt độ thường và đưa đi tiêu thụ ngay sau khi giết mổ) sang thịt mát. Đến cuối năm 2015, dù tỷ lệ tiêu thụ thịt nóng tại quốc gia tỉ dân này vẫn chiếm tỷ trọng lớn (55%) nhưng đã giảm đáng kể so với năm 2008 (82%).

    Theo các chuyên gia, mức thu nhập của người dân tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các kênh bán lẻ hiện đại tại Trung Quốc chính là động lực của xu hướng tiêu dùng này. Khi thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn thực phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, tiện lợi trong cách thức mua sắm và chế biến.

    Theo các chuyên gia trong lĩnh vực cung cấp thịt, quy trình sản xuất thịt mát phổ biến trên thế giới hiện nay là thịt phải được làm mát ngay sau khi giết mổ, thịt cần phải được hạ nhiệt độ tâm thịt đến ngưỡng từ 0 - 4 độ C để kìm hãm sự phát triển của hầu hết các vi khuẩn có hại đồng thời duy trì đủ thời gian để thịt chuyển trạng thái sang giai đoạn chín sinh hóa.

    Tiềm năng của thịt mát tại Việt Nam là rất lớn

    Người tiêu dùng mua sắm thịt mát MEATDeli.jpg

    Bức tranh tiêu dùng thịt heo mát tại Trung Quốc được nhiều chuyên gia nhận định sẽ lặp lại tương tự ở thị trường Việt Nam. Hiện nay, GDP bình quân đầu người tại Việt Nam là 3.700 USD, xấp xỉ tại Trung Quốc vào năm 2008 là 3.500 USD. Đến năm 2027, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự báo sẽ bằng mức năm 2012 của Trung Quốc, ước tính khoảng 6.000 USD.

    "Với thu nhập cao hơn, mức sống của người dân sẽ được cải thiện, dẫn đến xu hướng tiêu thụ thực phẩm có thương hiệu, đảm bảo chất lượng, và tiện lợi gia tăng. Do đó, thịt mát được dự báo sẽ ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng", ông Ngô Văn Hạnh, chuyên gia về thực phẩm tại TP.HCM nhận định.

    Thực tế, tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp đã tham gia sản xuất thịt mát sau khi nhận thấy tiềm năng lớn của dòng sản phẩm này. Điển hình, năm 2018, Masan MEATLife (MML) ra mắt thịt mát có thương hiệu MEATDeli với nhà máy ở Hà Nam, đến năm 2020 mở rộng thêm với tổ hợp MEATDeli Sài Gòn với số vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.

    Trong kế hoạch phát triển của MML, quy mô doanh thu năm 2027 ước đạt 17.500 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ thịt tươi là gần 10.000 tỷ đồng, tương đương 20% thị phần thịt mát tại Việt Nam vào năm 2027. Số liệu này được dự phóng dựa trên tỷ lệ thâm nhập của thịt mát năm 2012 tại Trung Quốc là 14%.

    "Tỷ lệ thâm nhập của thịt mát tại Việt Nam được ước tính sẽ vào khoảng 12% vào năm 2027, tương đương với giá trị thị trường thịt mát đạt xấp xỉ 51.000 nghìn tỷ đồng", MML tính toán.

    heo các chuyên gia, mục tiêu này không phải là không có cơ sở, đặc biệt khi nhìn vào trường hợp của WH Group, nhà cung cấp thịt mát và thịt mát chế biến từ Trung Quốc, với các thương hiệu số 1 tại thị trường Mỹ (Smithfield) và Trung Quốc (Shuanghui). Cụ thể, trong 10 năm trở lại đây, mức đóng góp của thịt mát vào tổng sản lượng thịt của Shuanghui tại Trung Quốc đã gia tăng từ mức 10% lên 25%, trong khi đó, mức đóng góp của thịt chế biến đã gia tăng từ 7% lên 14%.

    Thịt mát giá tốt đến gần hơn với người tiêu dùng

    Thịt heo sạch MEATDeli được sản xuất theo công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, giúp thịt mềm ngon, trọn dinh dưỡng. (1).jpg

    Từ năm 2022 trở đi, Masan MEATLife cho biết sẽ tập trung mở rộng danh mục sản phẩm với việc ra mắt các sản phẩm thịt chế biến từ thịt heo và thịt gà. Thịt chế biến sẽ là nhân tố chủ lực giúp thúc đẩy tăng trưởng, không chỉ về doanh thu mà còn về biên lợi nhuận hoạt động.

    Để nhiều người tiêu dùng có thể tiếp cận các sản phẩm thịt mát của MML và gia tăng quy mô sản xuất, mức chiết khấu cho hội viên WIN được áp dụng khi mua sản phẩm thịt của MML tại 113 cửa hàng. Tại các cửa hàng WIN tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, MEATDeli có chương trình ưu đãi lên đến 20% cho các sản phẩm trong giỏ hàng thiết yếu. Ngoài ra, mức ưu đãi này cũng được áp dụng cho nhiều sản phẩm MEATDeli tại chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+.

    Kết quả, doanh số bán ra của MEATDeli đã gia tăng 35% trong giai đoạn thí điểm. Kết quả này đã cho thấy sức mạnh cộng hưởng giữa MML và chuỗi bán lẻ WCM. Thành công bước đầu này đã khuyến khích Ban Điều Hành mở rộng chương trình trên toàn quốc.

    Tính đến nay, thịt mát MEATDeli có mặt tại gần 4.000 điểm bán, gồm hệ thống siêu thị WinMart, cửa hàng WinMart+, WIN, CoopMart, CoopXtra, Tops Markets, các hệ thống siêu thị khác, các cửa hàng MEATDeli và đại lý thực phẩm. 








    Tin liên quan

    Cập nhật

    Cảnh báo mạo danh Tập đoàn Masan tuyển dụng cộng tác viên nhằm chiếm đoạt tài sản

    05/05/2023

    Cập nhật

    Thương hiệu Việt được thị trường Nhật Bản quan tâm

    07/03/2023

    Cập nhật

    Thực khách trong ngoài nước háo hức thưởng thức phở cùng tương ớt CHIN-SU

    12/12/2022

    Cập nhật

    Pin vonfram của Nyobolt vào vòng chung kết giải thưởng Công nghệ của Financial Times

    24/11/2022

    Cập nhật

    CEO Masan lần đầu hé lộ lý do thâu tóm Phúc Long

    04/11/2022

    Cập nhật

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thăm nông trường WinEco Củ Chi

    19/10/2022

    Mục lục bài viết:

    Mục lục bài viết: