FEATURED NEWS

Featured information about Masan Group and Market

December 29, 2020

Tăng nguồn cung thịt lợn dịp Tết

Table of Contents:

    Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đến tháng 11/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 26,1 triệu con, tương đương với 85% đàn lợn khi chưa có xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Hiện nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, phân phối lớn đã chuẩn bị nguồn cung thịt lợn và các loại thực phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu dịp Tết sắp tới.

    Hình 1.jpg

    Cục Chăn nuôi cho biết, theo ước tính, tổng sản lượng thịt lợn hơi cả năm 2020 có thể đạt 3,46 triệu tấn, tăng gần 4% so với năm 2019.

    Cục Chăn nuôi cho biết, tình hình chăn nuôi 11 tháng đầu năm 2020 nhìn chung phát triển khá tốt, các dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Giá trị sản xuất chăn nuôi cả nước dự báo có thể tăng 5-6% so với năm 2019.

    Đặc biệt về chăn nuôi lợn, từ đầu năm đến nay đã liên tục phục hồi tốt, đáp ứng nguồn cung trong nước. Theo báo cáo của các địa phương, tổng đàn lợn cả nước tháng 11/2020 ước đạt trên 26,1 triệu con, tăng 12% so với cùng thời điểm năm trước và tăng 115,5% so với thời điểm 1/1/2020.

    Riêng 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tháng 11/2020 đàn lợn thịt đạt trên 5,55 triệu con, tăng 55,3% so với thời điểm 1/1/2020. Theo ước tính, tổng sản lượng thịt lợn hơi cả năm 2020 có thể đạt 3,46 triệu tấn, tăng gần 4% so với năm 2019.

    Theo ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thời gian qua, do nguồn cung thịt lợn đã khá dồi dào nên giá lợn hơi đã hạ thấp xuống mức trên dưới 70.000 đồng/kg, gần đây có tăng lên vài giá.

    Từ nay đến cuối năm, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nói chung sẽ tăng cao, nên giá lợn hơi có thể tăng nhẹ, nhưng cũng chỉ trên 70.000 đồng/kg. Vì vậy, tình hình nguồn cung và giá thịt lợn từ nay đến cuối năm, cũng như dịp Tết Nguyên đán sẽ được đảm bảo.

    Hình 2.jpg 
    Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đi kiểm tra công tác tái đàn lợn.

    Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường Tết Nguyên đán, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT yêu cầu các phân phối thực phẩm phối hợp với các hộ dân, doanh nghiệp chăn nuôi tập trung có phương án bảo đảm nguồn cung cấp lợn thịt cho thị trường, thực hiện việc giảm giá thành phẩm.

    Trong giai đoạn dịch tả lợn châu Phi căng thẳng, đặc biệt là thời điểm diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, Tập đoàn Masan là một trong những đơn vị tiên phong trong việc đảm bảo nguồn cung thịt an toàn thông qua chuỗi đầu tư khép kín theo mô hình 3F “từ trang trại đến bàn ăn”của mình, kiểm soát chặt chẽ từ chất lượng đầu vào, đầu ra từ con giống, chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và tiêu thụ.

    Theo đại diện Tập đoàn Masan, cùng với Tổ hợp chế biến thịt mát đưa vào hoạt động cuối năm 2018 tại Hà Nam, gần đây, Masan cũng đưa vào khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MEATDeli Sài Gòn trị giá 1.800 tỷ đồng tại Long An.

    Đồng thời, Tập đoàn cũng mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm thông qua việc rót vốn 613 tỷ đồng để sở hữu 51% Công ty 3F VIỆT - doanh nghiệp nội địa có nền tảng sản xuất thịt gia cầm hàng đầu.

    Ông Phạm Trung Lâm, Tổng Giám Đốc Masan MEATLife cho biết, ở giai đoạn 1, tổ hợp cung cấp thịt mát với sản lượng 140.000 tấn/năm và thịt chế biến từ thịt mát như giò lụa, giò thủ, chà bông và các sản phẩm khác với sản lượng 15.000 tấn/năm.

    Ở giai đoạn 2, tổ hợp sẽ nâng sản lượng các sản phẩm thịt chế biến lên 25.000 tấn /năm, đồng thời, ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới như: bột huyết, huyết tương, collagen, bột thịt xương… với quy mô 14.000 tấn/năm.

    Đồng thời, thịt mát MEATDeli đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 12429:2018) về Thịt mát do Bộ NN&PTNT đề xuất và Bộ KH&CN công bố. Thịt mát MEATDeli áp dụng hệ thống kiểm soát “3 tuyến kiểm dịch” theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đảm bảo an toàn cho miếng thịt khi đến tay người sử dụng.

    Hình 3.jpg
    Tập đoàn Masan cho biết đã có kế hoạch tăng nguồn cung thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt tại 2 tổ hợp chế biến thịt mát hiện đại tại Hà Nam và Long An cho dịp Tết tới.

    Về nguồn cung thịt trong thời gian Tết sắp tới, đại diện Tập đoàn Masan cho biết, đã có kế hoạch tăng cường công suất với 2 tổ hợp chế biến nói trên. Dự kiến sản lượng sản lượng dịp Tết tăng gấp 10 lần so với sản lượng sản xuất thông thường do có những dòng sản phẩm mới.

    Trong đó, thịt tươi gần 1.600 tấn, thịt chế biến 280 tấn (giò chả 80 tấn, xúc xích 200 tấn). Ngoài ra, trong dịp Tết, Masan cũng nhiểu sản phẩm chế biến từ thịt như giò lúa lá chuối thượng hạng, gió lúa nhất phẩm, giò thủ, chả chiên, chả bì ớt xiêm xanh… Cùng đó, Tập đoàn sẽ áp dụng ưu đãi, giảm giảm 10% tại kênh siêu thị và hệ thống phân phối của MEATDeli.

    Đến nay, MEATDeli đã phục vụ cho hàng triệu người tiêu dùng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, có mặt tại hơn 1.700 điểm bán, bao gồm hệ thống siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+, siêu thị CoopMart, Big C, các cửa hàng MEATDeli và các đại lý…

    Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, với ngành hàng thịt lợn khâu chăn nuôi rất tốt, nhưng chỉ có 25% có cơ sở giết mổ ở mức trung bình đến tiên tiến, phân phối thị trường hầu hết vẫn là truyền thống.

    Vì vậy,việc ra đời thêm nhà máy chế biến thịt hiện đại như của Tập đoàn Masan sẽ góp phần giải quyết được những tồn tại, khiếm khuyết, tiềm ẩn trong chuỗi sản xuất vì khâu chế biến còn rất kém, nếu làm tốt chuỗi giá trị gia tăng sẽ còn nhiều và bền vững.

    Nguồn: Tiền Phong




    Related News

    Updated

    Cases of impersonalting Masan for fraud

    May 05, 2023

    Updated

    Visitors impressed with Vietnamese fish sauce at Foodex Japan

    March 07, 2023

    Updated

    CHIN-SU honors artisans in Nam Dinh pho village

    December 12, 2022

    Updated

    Tech Champions 2022 acclaims Nyobolt's fast-charging tungsten battery technology

    November 24, 2022

    Updated

    CEO of Vietnam’s Masan shares reasons for acquiring Phuc Long

    November 04, 2022

    Updated

    Is there a possible scenario that chilled meat consumption in Vietnam resembles that in China?

    November 02, 2022

    Table of Contents:

    Table of Contents: